Giám đốc Công ty Luật TNHH Devinci Pacific, ông Nguyễn Đức Hiếu đã bình luận về vấn đề đổi tên các tòa án trong Luật Tổ chức TAND, được đăng trên Báo điện tử pháp luật TPHCM. Ông là chuyên gia uy tín lâu năm với trình độ cao trong lĩnh vực pháp lý. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn lại toàn bộ bài báo.

Nguồn: Yến Châu, Minh Chung, Song Mai. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh (số đăng ngày 29/9/2023). Sửa Luật Tổ chức TAND: Cân nhắc đề xuất đổi tên các tòa án

———————————————————————-

TAND Tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Một trong những vấn đề lớn được TAND Tối cao đưa ra để ghi nhận góp ý là đề xuất đổi tên TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh, TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện.

Nên hay không nên “làm một cuộc cách mạng”?

Tại hội nghị góp ý sửa đổi Luật Tổ chức TAND vào ngày 14-9 do TAND TP.HCM tổ chức, ông Quách Hữu Thái, Phó Chánh án TAND TP.HCM, cho rằng về tổ chức tòa án theo sơ thẩm, phúc thẩm, ông còn băn khoăn ở chỗ trong tòa phúc thẩm lại xét xử sơ thẩm.

Việc đặt tên cho tòa án theo cấp xét xử sẽ kéo theo việc sửa đổi, bổ sung một loạt văn bản quy phạm pháp luật cho đồng bộ.

Ảnh minh họa: HOÀNG GIANG

Ông Thái phân tích: Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9-11-2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới đã phân định rõ nhiệm vụ xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm.

“Tại sao không theo tinh thần của Nghị quyết 27 làm một cuộc cách mạng mạnh mẽ là giao cho tòa sơ thẩm giải quyết tất tần tật các vụ án sơ thẩm; còn tòa phúc thẩm chỉ làm nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và tòa cấp cao sẽ làm nhiệm vụ xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm?” – ông Thái đặt vấn đề.

Ông Thái đánh giá rằng hiện nay năng lực, trình độ của các đơn vị tòa án cấp quận (huyện) khá tốt, không có sự chênh lệch nhiều với tòa án cấp tỉnh. Vì vậy, việc giao tất cả vụ án sơ thẩm cho tòa sơ thẩm giải quyết là được và đúng hoàn toàn, không trái với tinh thần của Nghị quyết 27.

Tuy nhiên, cũng tại hội nghị này, bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng nếu như thực sự chỉ thay tên mà không sửa về chức năng, nhiệm vụ gì như TAND TP.HCM vẫn vừa xử sơ thẩm vừa xử phúc thẩm; tòa cấp huyện, cấp tỉnh vẫn xử như hiện hành thì đâu cần điều chỉnh làm gì.

Theo bà Tuyết, việc giữ nguyên quy định sẽ đỡ thủ tục sửa đổi, hồ sơ, bảng biểu và không tốn chi phí. Ngoài ra, hiện nay năng lực của đội ngũ thẩm phán tòa án cấp huyện đều đảm bảo được tiêu chuẩn; đối với TP.HCM không có khoảng cách nhiều giữa đội ngũ của tòa án cấp quận (huyện) và TAND TP. Vì vậy, bà Tuyết đề nghị cân nhắc thêm về đề xuất này.

Bước đi tích cực nhưng vẫn cần cân nhắc

ThS Lưu Đức Quang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ ra rằng việc tổ chức hệ thống và đặt tên cho tòa án theo cấp xét xử đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946. Theo đó, “cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm có: a) Tòa án Tối cao. b) Các tòa án phúc thẩm. c) Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp” (Điều 63 Hiến pháp năm 1946).

Ông phân tích: Năm 2005, trong Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị cũng xác định một trong các nhiệm vụ cải cách tư pháp là tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính bao gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm…

“Có thể nói cái gốc của việc đảm bảo tính độc lập của hệ thống tòa án phải là nâng cao chất lượng và chế độ đãi ngộ, đổi mới cơ chế bổ nhiệm và kỷ luật…

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần cân nhắc hai phương án đặt tên cho hệ thống tòa án như sau: Một là giữ nguyên tên gọi TAND cấp huyện, cấp tỉnh nhằm tránh xáo trộn về mặt hình thức và cũng là để tiết kiệm ngân sách; đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách hệ thống tòa án từ bên trong.

Hai là tiến hành đồng bộ công cuộc cải cách hệ thống tòa án từ cách đặt tên, nhằm đề cao tính độc lập tư pháp. Cụ thể là TAND sẽ được tổ chức thành bốn cấp bao gồm: (1) TAND Tối cao; (2) TAND Cấp cao; (3) TAND phúc thẩm + tên đơn vị hành chính cấp tỉnh (ví dụ: TAND phúc thẩm TP.HCM); (4) TAND sơ thẩm khu vực + số thứ tự thuộc TAND phúc thẩm tương đương (ví dụ: TAND sơ thẩm khu vực 1 thuộc TAND TP.HCM)” – ThS Quang góp ý.

Bước đi tích cực nhưng vẫn cần cân nhắc

ThS Lưu Đức Quang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ ra rằng việc tổ chức hệ thống và đặt tên cho tòa án theo cấp xét xử đã được quy định trong Hiến pháp năm 1946. Theo đó, “cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm có: a) Tòa án Tối cao. b) Các tòa án phúc thẩm. c) Các tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp” (Điều 63 Hiến pháp năm 1946).

Ông phân tích: Năm 2005, trong Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ Chính trị cũng xác định một trong các nhiệm vụ cải cách tư pháp là tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính bao gồm: tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm…

“Có thể nói cái gốc của việc đảm bảo tính độc lập của hệ thống tòa án phải là nâng cao chất lượng và chế độ đãi ngộ, đổi mới cơ chế bổ nhiệm và kỷ luật…

Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần cân nhắc hai phương án đặt tên cho hệ thống tòa án như sau: Một là giữ nguyên tên gọi TAND cấp huyện, cấp tỉnh nhằm tránh xáo trộn về mặt hình thức và cũng là để tiết kiệm ngân sách; đồng thời đẩy mạnh công cuộc cải cách hệ thống tòa án từ bên trong.

Hai là tiến hành đồng bộ công cuộc cải cách hệ thống tòa án từ cách đặt tên, nhằm đề cao tính độc lập tư pháp. Cụ thể là TAND sẽ được tổ chức thành bốn cấp bao gồm: (1) TAND Tối cao; (2) TAND Cấp cao; (3) TAND phúc thẩm + tên đơn vị hành chính cấp tỉnh (ví dụ: TAND phúc thẩm TP.HCM); (4) TAND sơ thẩm khu vực + số thứ tự thuộc TAND phúc thẩm tương đương (ví dụ: TAND sơ thẩm khu vực 1 thuộc TAND TP.HCM)” – ThS Quang góp ý.

Kéo theo việc sửa các luật khác

Việc đặt tên cho tòa án theo cấp xét xử sẽ đặt ra một nhiệm vụ lớn trong việc sửa đổi, bổ sung một loạt văn bản quy phạm pháp luật cho đồng bộ như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tổ chức VKSND… và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Việc sửa đổi là hết sức cấp bách bởi về mặt tổ chức, tòa án thay đổi tên gọi và chức năng hoặc thay đổi cơ cấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tố tụng nói chung, đồng thời các cơ quan khác cũng cần thay đổi cho phù hợp với các quy định của Luật Tổ chức TAND. Ví dụ, khi tổ chức tòa án sơ thẩm thì cơ quan VKS cùng cấp không thể là VKSND cấp huyện được.

ThS NGUYỄN ĐỨC HIẾU, giảng viên Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM     

Cần thiết thành lập tòa khu vực

Việc đề xuất quy định TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh; TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện, về mặt ý nghĩa cũng chỉ thay đổi tên họ như tòa sơ thẩm quận 1, tòa phúc thẩm TP.HCM… và không thay đổi về bản chất, cơ cấu tổ chức.

Do đó, cần thiết phải thành lập tòa sơ thẩm khu vực 1, tòa sơ thẩm khu vực 2… Các tòa khu vực này sẽ căn cứ vào số lượng vụ việc hằng năm đơn vị giải quyết; từ đó sẽ giải quyết được gọn nhẹ cho bộ máy tòa án.

Đề xuất thành lập tòa án chuyên biệt xét xử các vụ kiện hành chính là phù hợp xu thế. Đối với đề xuất thành lập tòa án chuyên biệt xét xử vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản…, tôi nhận thấy riêng TP.HCM có nhiều vụ việc, còn những nơi khác thì ít vụ việc này, nếu thành lập tòa chuyên biệt thì chỉ thành lập ở tỉnh, TP lớn như TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng… Do đó, nếu đồng loạt thành lập ở 63 tỉnh, TP sẽ gây lãng phí.

Bà NGUYỄN THỊ THÙY DUNG, Phó Chánh án TAND TP.HCM (phát biểu tại hội nghị góp ý sửa đổi Luật Tổ chức TAND vào ngày 14-9 do TAND TP.HCM tổ chức).

NGUYEN DUC HIEU